Mọi người cũng đã biết để đạt năng suất cây trồng cao thì ngoài chăm sóc cây thì chúng ta cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Và phân bón vô cơ là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng hàng đầu cho cây trồng và được sử dụng rất phổ biến. Trong bài viết này Vuonrau.com.vn sẽ chia sẻ về phân vô cơ là gì, đặc điểm và công dụng của mỗi loại như thế nào?
Phân vô cơ là gì?
Phân vô cơ là loại phân được tổng hợp từ các nguyên tố vô cơ có lợi cho cây trồng kết hợp cùng với một số chất hóa học. Được sản xuất theo quy trình công nghiệp và hàm lượng các chất trong phân vô cơ được chia tỉ lệ hợp lý. Phân vô cơ có khả năng tan trong nước nhanh, hàm lượng dinh dưỡng lớn và cây trồng rất dễ hấp thụ phân bón.

Các loại phân bón vô cơ hiện nay
Hiện nay phân vô cơ được sử dụng rất phổ biến và có rất nhiều mẫu mã khác nhau. Nhưng chúng đều có điểm chung là cung cấp 3 loại vi lượng chính cho cây trồng N,P, K và một số nguyên tố vi lượng đi kèm. Có thể chia phân bón vô cơ làm 3 loại cơ bản sau đây: phân đạm, phân lân và phân Kali.
>> Xem thêm: Phân hữu cơ là gì? Đặc điểm, công dụng và các loại phân bón hữu cơ.
Phân đạm
Phân đạm là loại phân có chứa phần lớn hàm lượng N trong sản phẩm. N là nguyên tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Phân urê
Thành phần: Có công thức hóa học là CO(NH4)2, đây là loại phân đạm có lượng N lớn nhất trong tất cả các loại phân đạm. Gốc NH4 rất dễ phân hủy và hấp thụ trong môi trường nước.
Công dụng: Phân Ure cung cấp lượng N giúp cây bẻ nhánh nhanh, tăng khả năng quang hợp và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Sử dụng phân Ure giúp tăng năng suất ra hoa, đậu quả ở cây trồng.
Phân amoni nitrat
Thành phần: Có công thức hóa học là NH4NO3, đây là loại muối nitrat khó bảo bảo quản, khó sử dụng, dễ chảy nước và tan nhanh trong nước. Sau khi hòa tan trong nước ion NH4 và NO3 sẽ được cây trồng hấp thụ.
Công dụng: Được dùng bón cho các loại rau trong giai đoạn lên mầm, giúp cây bẻ nhánh nhanh, tăng khả năng quan hợp và hấp thụ dinh dưỡng của rau.
Phân amoni sunphat
Thành phần: Công thức hóa học của phân amoni sunphat là (NH4)2SO4, với thành phần chính là gốc N và gốc muối sunphats.
Công dụng: Được sử dụng cho các loại cây cần lượng lưu huỳnh, đất kiềm, đất có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Đồng thời cũng cung cấp lượng đạm cho cây phát triển thân và lá.
Phân Calci cyanamite
Thành phần: Được sản xuất từ quá trình nung nóng CaC2 trong lò luyện cùng với N2 để tạo ra CaCN2. Một loại muối đạm có khả năng tan trong nước mạnh mẽ cung cấp gốc NH3 trực tiếp cho cây trồng.
Công dụng: Khả năng phân hủy của phân Calci cyanamite khá tốt trong nước và có thể tan trong nước lạnh nên được dùng để bón đạm cho cây trồng vào mùa đông. Thích hợp bón cho các loại đất bạc màu, đất chua phèn, có tác dụng khử chưa tốt do có nguyên tố Ca trong thành phần.
Phân amoni phosphat (NH4PO4)
Thành phần: Được tìm thấy khá nhiều trong các mỏ khoáng sản và mỏ phân chim tích tụ hàng ngàn năm. Với thành phần chứa N và P hai nguyên tố cần thiết cho sự phát triển cây trồng.
Công dụng: Cung cấp đạm và cung cấp cả lân cho quá trình phát triển của cây trồng. Giúp cây trồng bẻ nhánh tốt, cho năng suất thu hoạch cao.
Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm
Phân đạm cần được bảo quản tốt trong các túi nilon và luôn đảm bảo khô thoáng. Phân đạm rất dễ phân hủy nếu như tiếp xúc với nước và môi trường ẩm ướt. Khi bón phân đạm chúng ta cần biết đặc điểm sinh học của cây trồng. Tránh việc bón phân đạm không đúng lúc và không đúng liều lượng. Phân đạm thường dùng bón cho cây trong giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất. Với các loại cây họ đậu chúng ta cần bón phân đạm sớm, trước khi các nốt sần đạm của cây được hình thành.
Phân lân
Phân lân là một trong những loại phân bón vô cơ phổ biến được sử dụng cho cây trồng. Chứa nguyên tố dinh dưỡng chính là photpho ở trạng thái ion phốt phát (PO4)3-, dùng bón cho cây trồng.

Phôtphat nội địa
Thành phần: Được tìm thấy khá nhiều trong tự nhiên ở dạng tinh thể kết tủa. Sau khi nghiên nhỏ sẽ có màu nâu thẫm với tỷ lệ lân nguyên chất trong phân từ 15%-25%.
Công dụng: Cung cấp lượng Photpho và khử chua cho đất tốt. Có thể kết hợp cùng với một số loại phân đạm để bón cho cây. Khả năng ít hút ẩm, ít bị biến chất và có thể bảo quản lâu.
Phân apatit
Thành phần: Là loại phân lân được tìm thấy trong tự nhiên, chứa khoảng 30 – 32% hàm lượng P2O5, Canxi và nhiều khoáng chất khác và được cho là quặng chứa lân tự nhiên cao nhất.
Công dụng: Được dùng để bón cho các mảnh đất chua, đất phèn và đất nghèo lân. Phân apatit bảo quản và sử dụng tương đối dễ dàng bởi phân ít hút ẩm và ít biến chất.
Supe lân
Thành phần: Có công thức hóa học là Ca(H2PO4)2, được sản xuất bằng phương pháp nung quặng photphat ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc chúng ta sẽ thu được phân supe lân.
Công dụng: Phân dễ tan trong nước, cây hấp thụ lân tốt và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Tecmô phôtphat (phân lân nung chảy, lân Văn Điển)
Thành phần: Thành phần gồm có P, Ca, Mg, K với tỷ lệ các chất không đồng nhất. Được tổng hợp từ quá trình nung chảy các quặng muối photphat tự nhiên.
Công dụng: Dùng cho các vùng đất chua, đất cát nghèo, đất bạc màu vì chứa nhiều vôi.
Phân lân kết tủa
Thành phần: Phân lân kết tủa có phần tương đồng với phân Tecmô phôtphat nhưng có tỷ lệ lân đối kháng cao từ 27-31%.
Công dụng: Do có tính kiềm nên phân lân kết tủa được sử dụng nhiều để khử chua đất và cung cấp lượng lân cần thiết cho cây trồng.
Phân kali
Phân bón kali một trong những loại phân bón không thể thiếu trong giai đoạn trưởng thành và ra hoa của cây trồng. Với nguyên tố đa lượng chính là K và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Phân kali chloride
Thành phần: Có công thức KCl, là loại phân kali phổ biến nhất trên thị trường với giá bán phải chăng. Phù hợp với rất nhiều loại đất khác nhau và chứa hàm lượng K nguyên chất 50-60%.
Công dụng: Dễ tan, dễ sử dụng, giúp cây tăng cường sức chịu rét và khả năng chống bệnh.
Phân kali sunphat
Thành phần: Có công thức K2SO4, chứa hàm lượng K từ 45-50% và lượng S là 18%.
Công dụng: Giúp cây tăng khả năng chịu rét, tăng sức chống chịu các mầm bệnh, thân cành chắc khỏe hơn. Hỗ trợ quá trình ra hoa và đậu quả ở cây ăn trái.
Một số loại phân kali khác
Thành phần: Thành phần chính vẫn là nguyên tố K kết hợp cùng với các loại nguyên tố khác có ích cho cây trồng. Tỷ lệ các chất sẽ được trộn phù hợp với nhu cầu sử dụng trong trồng trọt.
Công dụng: Cũng giống như các sản phẩm phân Kali khác thì công dụng hàng đầu là giúp cây khỏe mạnh hơn, cho năng suất cao.
Phân hữu có thể thay thế cho phân bón vô cơ được không?
Phân bón vô cơ đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp hiện nay. Phân bón vô cơ giúp chúng ta đạt được năng suất cây trồng cao, ổn định lương thực và thay thế cho nền nông nghiệp lạc hậu ngày xưa. Khi chúng ta chỉ có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ với độ dinh dưỡng thấp không đảm bảo năng suất trồng trọt. Câu chuyện phân hữu cơ có thể thay thế cho phân bón vô cơ hay không thì câu trả lời sẽ là hoàn toàn được. Nhưng bạn có chấp nhận việc thực phẩm sẽ tăng lên và không có đủ lượng thực cho mọi người hay không?
Kết luận
Bài viết trên nói về đặc điểm công dụng của phân vô cơ và các loại phân vô cơ đang được sử dụng trong trồng trọt, với thành phần và công dụng cụ thể. Việc bón phân vô cơ rất cần thiết trong trồng trọt để bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng phát triển và đạt năng suất cao. Việc thay thế phân vô cơ bằng phân hữu cơ thật sự là không phù hợp với cả ngành trồng trọt. Nhưng bạn có thể sử dụng phân hữu cơ với mục đích trồng trọt ở quy mô của bản thân. Mong bài viết này của Vuonrau.com.vn sẽ mang lại những thông tin và góc nhìn bổ ích đến mọi người.