Khổ qua hay còn được gọi là quả mướp đắng. Loại quả này khi chế biến thành các món ăn sẽ có vị đắng đặc trưng, giúp món ăn trở nên độc lạ và hấp dẫn hơn. Đặc biệt, khổ qua còn có thể trồng trong thùng xốp, chậu nhựa trên sân thượng vô cùng đơn giản. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy cùng Vuonrau.com.vn khám phá ngay kỹ thuật trồng khổ qua tại nhà cho nhiều trái nhé!
Trong Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn nên có công dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Trong Y học hiện đại, khổ qua chứa nhiều vitamin C, khoáng chất tốt cho cơ thể như protein, canxi, sắt, chất xơ… tốt cho sức khỏe. Còn trong tín ngưỡng vùng miền Việt Nam (miền Nam) thì mỗi lần Tết đến Xuân về sẽ nấu canh khổ qua để ăn. Điều này có ý nghĩa là để khổ qua đi và may mắn sẽ tới trong năm mới.
Với vô vàn công dụng tốt cho sức khỏe như vậy, có lý nào bạn lại không trồng ngay cây khổ qua trên sân thượng ngay hôm nay.
Công đoạn chuẩn bị trước khi trồng khổ qua
Chuẩn bị dụng cụ trồng
Trước khi áp dụng kỹ thuật trồng khổ qua tại nhà cho nhiều trái thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trồng. Bao gồm:
- Chậu nhựa hoặc thùng xốp để trồng khổ qua.
- Dụng cụ làm vườn như dao, kéo, gang tay, thùng tưới nước…
- Que tre (nứa), que gỗ, dây thép để có thể làm dàn cho cây.
Chuẩn bị hạt giống mướp đắng
Hiện nay, có nhiều giống mướp rừng khác nhau, bạn nên chọn mua giống nào có thể phát triển tốt, đem lại năng suất cao. Hoặc bạn có thể sử dụng hạt giống mướp đắng từ những mùa vụ trước của nhà hàng xóm.

Chuẩn bị đất trồng
Mỗi loại cây rau sẽ phù hợp với các loại đất khác nhau, chọn đất trồng phù hợp với cây khổ qua cũng là một trong các kỹ thuật trồng khổ qua đạt năng suất cao. Đối với loại cây này, bạn nên chọn đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát có độ tơi cũng như có thể thoát nước tốt. Hoặc bạn có thể chọn một số loại đất được bán sẵn trên thị trường như Đất Tribat…
Kỹ thuật trồng khổ qua bằng hạt trong chậu
Chọn thời vụ trồng
Bạn có thể trồng khổ qua quanh năm. Tuy nhiên, để cây có thể phát triển tốt thì nên trồng vào vụ Đông Xuân, tức khoảng tháng 10 năm nay cho đến tháng 1 của năm sau. Hoặc bạn có thể trồng vào vụ Hè Thu nhưng bạn sẽ gặp một số sâu bệnh chích, đục phá hoại trái.
Xử lý hạt giống trước khi trồng
Chắc chắn chúng ta ai cũng đã từng một lần vào bếp trổ tài nấu nướng các món ăn từ khổ qua. Nổi bật nhất có món khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng, khổ qua nấu canh thịt băm…. Khi chế biến bạn sẽ thấy hạt khổ qua tương đối dày, vì vậy trong kỹ thuật trồng khổ quan bạn cần phải xử lý hạt giống trước.
Bạn sẽ tiến hành ngâm hạt giống khổ qua trong nước ấm (tỷ lệ 2 phần nước sôi, 3 phần nước lạnh). Sau đó ngâm hạt giống trong khoảng 5 đến 6 tiếng đồng hồ. Vớt hạt giống ra rồi đem ủ trong khăn ẩm. Một ngày sau thì đem hạt giống khổ qua ra rửa sạch hết lớp nhờn ở phía ngoài vỏ hạt. Cuối cùng, đem hạt ủ lại trong khăn cho đến khi hạt nảy mầm thì chuyển sang bước ươm hạt.
Ươm hạt giống
Đối với kỹ thuật trồng khô qua tại nhà sai trĩu trái thì bạn có 2 cách để ươm hạt giống. Một là ươm vào bầu đất, khay đất, sau đó chờ cây lớn lên rồi chuyển sang hộp xốp, chậu nhựa. Hai là bạn có thể gieo hạt trực tiếp vào chậu đất trên tầng thượng.

Cách chăm sóc khổ qua cho nhiều trái
Tưới nước
Ngoài đất thì cây khổ qua cần được tưới nước thường xuyên để giúp cây phát triển. Bạn nên tưới nước cho cây đều đặn mỗi ngày. Chú ý đến việc thoát nước trong chậu, trong thùng xốp kịp thời trong mùa mưa để có thể giúp cây khổ qua tránh ngập úng.
Bón phân
Kỹ thuật trồng khổ qua có đậu được nhiều trái hay không là phụ thuộc vào bước bón phân. Bón phân sẽ được chia là bốn đợt từ khi trồng cây cho đến khi cây ra hoa kết trái
- Đợt bón lót: Nên dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng đã hoai mục.
- Đợt bón thúc: Sử dụng phân đạm urê, NPK hay kali để giúp tăng năng suất cho khổ qua.
Làm giàn
- Bước 1: Bạn nên bắt đầu làm giàn cho cây khỉ cây con cao hơn 20cm và ra khoảng 6 lá. Sử dụng các thanh tre, cọc gỗ để tạo thành một hệ thống giàn treo.
- Bước 2: Sử dụng các dây thép để có thể cố định chắc chắn.
- Bước 3: Bạn nhẹ nhàng luồn những tua cuốn của cây vào giàn.
Phòng trừ các loại sâu bệnh
Áp dụng kỹ thuật trồng khổ qua cũng cần chú ý đến việc phòng trừ sâu bệnh gây hại. Một số loại bệnh thường gặp khi trồng khổ qua ở nhà như:
- Sâu ăn lá.
- Dòi đục lá.
- Bệnh chết cây.
- Bệnh lở cổ rễ.
- Bệnh đốm lá…
Bạn có thể trông nom, chăm sóc vườn rau khổ qua của mình bằng cách thường xuyên bắt sâu, tỉa bớt lá có dấu hiệu sâu bệnh tấn công. Hoặc có thể dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Sau khi trồng và chăm sóc khổ qua khoảng 2 tháng thì bạn có thể chiêm ngưỡng giàn khổ qua sai trĩu quả. Và bắt đầu thu hoạch khổ qua để có thể chế biến những món ăn ngon bổ dưỡng cho các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức. Nếu bạn đọc thấy bài viết của Vuonrau.con.vn hữu ích thì hãy chia sẻ để có thêm nhiều người biết đến kỹ thuật trồng khổ qua thành công tại nhà nhé!