Dưa muối, cà muối có vị chua chua giòn giòn góp mặt hầu hết trong các bữa ăn của người Việt. Không chỉ mang hương vị đặc biệt mà các món muối này còn giúp cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Thay vì mua sẵn ở ngoài chợ thì bạn có thể tham khảo bài viết kỹ thuật trồng cà pháo dưới đây của Vuonrau.com.vn để có thể tự tay sản xuất và muối cà pháo tại nhà nhé!
Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống
Cà pháo thường được trồng tại vườn hoặc ở độ cao lên đến 600m. Tại nước ta, cà pháo được chia làm 2 vụ chính đó là:
- Vụ 1: Gieo vào tháng 7 và tháng 8, thu hoạch vào khoảng tháng 11 và tháng 12.
- Vụ 2: Gieo vào tháng 11 và tháng 12, thu hoạch vào khoảng tháng 3 đến tháng 5.
Căn cứ vào mùa vụ, bạn có thể áp dụng kỹ thuật trồng cà pháo trong chậu, thùng xốp cho sai quả, ít sâu bệnh nhất. Nhưng trước khi tiến hành trồng, bạn cần phải chuẩn bị một số dụng cụ sau.

Dụng cụ trồng
Trồng cà pháo trên sân thượng tại nhà cần chuẩn bị khay, chậu có sẵn, diện tích đủ rộng để trồng cây. Bạn nên dùng chậu có chiều cao ít nhất đạt từ 20cm đến 25cm, rộng tối thiểu 30cm. Dưới đáy của chậu nên đục một vào lỗ nhỏ nhằm mục đích thoát nước, tránh ngập úng.
Đất trồng
Kỹ thuật trồng cà pháo sai quả thì khâu chọn đất trồng rất quan trọng. Cà pháo thích hợp sống và phát triển trên các loại đất tơi xốp, giàu dưỡng chất, có độ pH nằm trong khoảng 6.5 – 7.
>> Quý khách đang có nhu cầu mua đất trồng rau sạch giá rẻ tại TPHCM vui lòng tham khảo tại đây.
Bạn có thể trộn đất với phân gà, phân trâu bò đã hoai mục, xơ dừa, vỏ trấu. Hoặc bạn có thể mua đất sẵn tại các nhà vườn để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây cà pháo.
Hạt giống cà pháo
Cà pháo có nhiều hạt giống khác nhau, bạn có thể lựa chọn loại hạt giống phù hợp nhất. Bao gồm cà pháo tím, cà pháo xanh, cà pháo trắng…. Khi mua hạt giống, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo % nảy mầm của hạt giống cao nhất.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trên thì bắt tay vào trồng cà pháo ngay thôi nào!
>>> Xem thêm: Cách trồng cà tím từ hạt trong thùng xốp cho ra nhiều quả
Kỹ thuật trồng cà pháo hiệu quả
Ngâm ủ hạt giống
Bạn cần phải ngâm hạt giống cà pháo trong nước ấm. Giống như cách ngâm hạt bí ngòi, bí xanh… ở bài viết trước chúng tôi đã hướng dẫn, bạn nên ngâm với tỷ lệ 2 nước sôi, 3 nước lạnh. Đối với hạt cà pháo thì ngâm trong khoảng 4 tiếng đến 5 tiếng.
Sau đó tiến hành vớt hạt giống ra và rửa sạch cùng nước lạnh. Để ráo nước rồi cho vào khăn vải và ủ lại. Khăn vải này đủ ẩm, không nên để quá ướt hoặc quá khô, điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ nảy mầm của hạt cà pháo rất thấp.
Gieo hạt
Đối với kỹ thuật trồng cà pháo tại nhà thành công thì sau khi ủ hạt giống khoảng 1 ngày, bạn nết tiến hành gieo hạt luôn. Tránh tình trạng để lâu ngày, hạt lúc này sẽ mọc rễ dài và khi gieo sẽ dễ bị gãy.
Bạn nên gieo hạt với mật độ 2g/m2. Cuối cùng phủ một lớp đất mỏng hoặc vỏ trấu lên trên mặt đất và tưới nước. Khi cây con mọc 1 đến 2 lá, nếu bạn thấy mật độ của cây quá dày thì tỉa bớt các cây còi cọc, khoảng cách của mỗi cây phải đảm bảo 4cm đến 5cm.
Trồng cây con
Trong khay ươm cây con lúc này đã phát triển và ra được khoảng 5 lá đến 6 lá. Lúc này bạn sẽ di chuyển cây sang chậu ở trên sân thượng. Khi trồng cây con sang môi trường mối thì bạn nên chú ý đến rễ cây, lá cây để tránh bị gãy, rụng. Khoảng cách giữa các cây là 50cm và giữa các hàng là 60cm.
Kỹ thuật trồng cà pháo bằng cây con nên tiến hành vào buổi chiều tối để tránh ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến cây. Và đừng quên tưới nước cho cây sau khi trồng xong.
Chăm sóc và thu hoạch cà pháo
Để cây cà pháo có thể phát triển tốt, ra hoa, đậu quả thì không thể bỏ qua bước chăm sóc đúng cách, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Tưới nước
Sau khi trồng cà pháo bằng chậu trên sân thượng thì bạn cần phải thường xuyên tưới nước. Mỗi ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Luôn luôn đảm bảo đất trồng đủ độ ẩm cho sự phát triển của cây.
Bón phân
Bón phân là khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng cà pháo tại nhà. Bạn nên ưu tiên bón phân hữu cơ hoặc phân trâu bò, phân gà…
Thời gian bón phân cụ thể cho cây cà pháo là:
- Bón phân sau khi trồng cây con trong chậu được khoảng một tuần.
- Sau khoảng 10 ngày thì bón phân một lần.
- Sau 1 tháng, bón phân và nhớ vun đất vào gốc cho cây.
- Bón thúc đợt 2 khi cây bắt đầu nở hoa và đậu quả (Bón vừa phải, không bón nhiều).
- Bón thúc đợt 3 khi cây có quả đến khi thu hoạch quả. Nếu cây quá nhiều lá thì bạn có thể tiến hành tỉa bớt để cây tập trung dưỡng chất đi nuôi quả.
Phòng trừ sâu bệnh
Cho dù bạn áp dụng đầy đủ các bước trong kỹ thuật trồng cà pháo nhưng vẫn không thể thoát khỏi trường hợp sâu bệnh tấn công. Một số bệnh thường gặp của cây cà pháo là lở cổ rễ, đốm nâu, chết xanh.
Để phòng trừ sâu bệnh thì bạn có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học hoặc cắt tỉa bớt lá, bắt sâu cho cây.
Thu hoạch
Khi quả to, ăn được thì bạn tiến hành thu hoạch. Không nên để quả quá già bởi vì lúc muối ăn sẽ không được ngon.
Với kỹ thuật trồng cà pháo tại nhà sai quả, ít sâu bệnh mà Vuonrau.com.vn chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp bạn có được một lọ cà pháo muối tự làm ngon hơn so với mua sẵn ngoài chợ. Chúc các bạn sẽ thành công!