Có bao giờ các bạn thắc mắc là có bao nhiêu loại đất trồng cây phổ biến hiện nay được mọi người sử dụng không? Thành phần, công dụng, ưu nhược điểm của từng loại đất như thế nào? Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin bổ ích về thắc mắc của các bạn. Và đơn vị cung cấp đất trồng giá rẻ, uy tín tại TPHCM.
Đất trồng cây là gì?
Đất trồng cây là loại đất có lượng đất, cát, đá sỏi, mùn và hàng lượng dinh dưỡng trong đất cung cấp được cho sự phát triển của cây trồng. Đất trồng cây cần phải có độ tơi xốp giúp cho rễ cây có thể hấp thụ nước, oxy, đạm, các chất dinh dưỡng và phát triển bộ rễ cây khỏe mạnh. Những khu vực đất chứa chất thải nguy hại, kim loại, bị ô nhiễm sẽ không thể trồng cây được. Việc chọn địa điểm đất để trồng cây rất quan trọng để chúng ta đạt năng xuất cây trồng cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân.

Các thành phần cấu tạo chính của đất trồng
Thành phần của đất trồng cây rất là đa dạng bởi có nhiều chất đất phân bố ở nhiều nơi nên thành phần sẽ có phần khác biệt. Nhìn chung cấu tạo chính của đất trồng cây gồm có đất tự nhiên, cát, mùn và hàm lượng dinh dưỡng có sẵn trong đất. Tùy vào địa điểm và chất đất sẽ có cấu tạo khác nhau phù hợp với một số loại cây trồng nhất định. Để biết chính xác thành phần cấu tạo của đất thì mọi người nên lấy mẫu đất và kiểm tra trước khi thực hiện việc trồng cây của mình. Đây là bước đầu tiên cần được thực hiện để hiểu rõ về đất trồng cây của mình.
>> Xem thêm: bán đất trồng rau giá rẻ tại TPHCM.
Các loại đất trồng cây phổ biến hiện nay
Sau đây là các loại đất trồng cây được tìm thấy trên nước ta, phân bố từ Bắc đến Nam. Mỗi loại đất sẽ có thành phần cấu tạo riêng và đặc điểm riêng. Từ đó giúp mọi người phân biệt được loại đất và loại cây trồng nào sẽ phù hợp với loại đất này.
Đất thịt
Thành phần cấu tạo: Đất thịt được cấu tạo từ cát, mùn, đất sét. Với tỷ lệ cát từ 25%-50%, mùn 30%-50%, đất sét 20%-30%.
Đặc điểm: Là loại đất mang tính chất của cả đất cát và đất sét trong mình nên rất phù hợp để trồng các loại cây ăn quả, hoa màu. Chất đất thịt nhẹ, thấm nước trung bình, đất thoáng khí thuận lợi cho quá trình cày bừa làm đất.
Công dụng: Là loại đất phổ biến nên được dùng trong trồng các loại cây ăn quả, hoa màu, các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Đất thị cung cấp lượng dinh dưỡng tốt nên mang lại năng xuất cây trồng cao cho người trồng cây.
Ưu điểm: Đất thịt có độ mềm cao, thích hợp để trồng đa số các loại cây. Độ liên kết của đất khá tốt khi nén thành khối thì đất thịt không bị vỡ.
Nhược điểm: Đất thị dễ bị ẩm, úng nước nếu tưới quá nhiều hoặc trình trạng mưa lâu. Cây trồng trên đất thịt có thể bị úng rễ và chất nếu không có biện pháp thoát nước cho đất.

Đất cát
Thành phần cấu tạo: Đúng với tên gọi của nó thì thành phần cấu tạo của đất cát phần lớn là cát. Hàm lượng cát chiếm đến 80-100%, mùn 0-10% và đất sét 0-10%
Đặc điểm: Với thành phần cát là chủ yếu nên đất cát có khả năng thấm nước nhanh, giữ nước, phân bón, mùn và chất dinh dưỡng rất dễ bị rửa trôi. Nên đất cát rất nghèo dinh dưỡng, khi đất khô sẽ rời rạc và khi có nước thì đất bí chặt.
Công dụng: Mặt dù nghèo dinh dưỡng nhưng đất cát rất phù hợp với cá loại cây có củ như khoai mì, khoai lang, lạc và một số loại cây rau mùi như măng tây, nha đam; một số cây ăn trái như dừa, cam, chanh, mận, nho, táo.
Ưu điểm: Thoát nước nhanh, thấm nước nhanh, đất cát rất thoáng khí giúp cho cá sinh vật háo khí hoạt động tốt. Đất cát rất dễ xử lý, dễ cày bừa và thu hoạch nông sản.
Nhược điểm: Khả năng giữ nước, giữ phân, giữ mùn rất kém và dễ xảy ra tình trạng khô hạn. Chất đất luôn bị thay đổi có lúc sẽ dính, bí chặt đất và rời rạc. Đất cát rất nghèo sinh dinh dưỡng, nghèo mùn và rất phù hợp cho các loại cỏ dại phát triển.

Đất sét
Thành phần cấu tạo: Đất sét được tìm thấy nhiều tại các khu vực đồi núi của nước ta. Cấu tạo thành phần gồm 0-45% cát, 0-45% mùn và phần lớn còn lại chính là đất sét nguyên chất 50-100%.
Đặc điểm: Đất sét có độ kế dính rất cao, dẻo khi ướt và có thể tạo thành những cụ đất rất cứng khi đã khô. Nên được dùng trong sản xuất gạch ngói phục vụ xây dựng các công trình hiện nay. Đất sét giữ nước, giữ phân, tích lũy mùn rất tốt và tình trạng bị rửa trôi rất ít xảy ra. Việc cải tạo đất sét rất dễ thực hiện bằng cách loại phân bón hữu cơ, vôi, phân chuồng và phân xanh.
Công dụng: Đất sét phù hợp để trồng các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm bởi chất chất cứng, tỷ lệ mùn cao hơn so với cát làm cho hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất tốt hơn. Đất sét có thể dùng để tạo nên đất sạch cho chúng ta trồng tất cả cá loại cây mà mọi người thích.
Ưu điểm: Khả năng giữ nước, ổn định nhiệt độ, hàm lượng mùn và dinh dưỡng phù hợp với việc trồng cây. Đất khó bị rửa trôi và hấp thụ các chất dinh dưỡng tố do có chứa nhiều keo đất.
Nhược điểm: Việc thấm nước kém do thành phần cấu tạo có hạt nhỏ tạo liên kết tốt cho đất. Được xem là chất đất nghèo chất hữu cơ nên cần phải cải tạo và tốn nhiều công sức trong việc làm đất. Đất sét rất dễ xuất hiện trình trạng nứt nẻ mặt đất, khiến rễ cây dễ bị đứt, ảnh hưởng đến năng xuất của cây trồng.

Đất phù sa
Thành phần cấu tạo: Đất phù sa được hình thành do quá trình phân hóa địa hình đồi núi, xác của thực vật và động vật được nước vận chuyển đi. Sau đó lắng đọng tại những khu vực trũng thấp tạo nên những cánh đồng phù sa. Cấu tạo chính của chất đất phù sa gồm đất thịt 80%, 10% cát non và còn lại là mùn tích lũy.
Đặc điểm: Là chất đất rất giàu dinh dưỡng, phân bố chủ yếu tại các đồng bằng lớn như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực đồng bằng ven sông là nơi tập trung đất phù sa. Chất đất phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Công dụng: Đất phù sa do có lượng dinh dưỡng cao, chất đất thịt lớn nên được sử dụng trong sản xuất lúa gạo, trồng các loại hoa màu, các loại rau sạch cung cấp trên thị trường. Hằng năm lượng nông sản phần lớn được sản xuất trên nền đất phù sa.
Ưu điểm: Chất đất giàu dinh dưỡng, giàu mùn hữu cơ, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng nhanh từ đó quá trình sinh trưởng của cây được đẩy mạnh. Khả năng giữ nước lâu với lượng đất vừa phải giúp cây không bị úng và có độ tơi xốp, thoáng khí, lượng vi sinh vật trong đất. Đất phù sa không lẫn các tạp chất, hàm lượng khoáng chất cao hơn các chất đất khác nên được dùng là đất nền cho cây trồng bám rễ, hút chất dinh dưỡng và hút nước nuôi khối thân lá, hoa, quả.
Nhược điểm: Có thể thấy phù sa rất tốt cho việc trồng cây nhưng không phải loại cây nào cũng thích hợp trồng trên đất phù sa. Khu vực tập trung đất phù sa không nhiều và đất phù sa mang lại năng xuất cao khi trồng lúa, trồng các loại hoa màu.
Đất đen
Thành phần cấu tạo: Đất đen là lớp bề mặt của đất ruộng vườn, lớp mùn của đất lâm nghiệp, có bề dày tính từ trên xuống dưới khoảng 20 – 80 cm. Đây là đất có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất khi chúng ta chỉ lấy phần mùn và các chất hữu cơ tích lũy trên bề mặt địa hình. Thành phần gồm có mùn và đạm khoảng 2-4%.
Đặc điểm: Đúng như tên gọi đất đen nên loại đất này có màu đen, có mùi hôi và rất giàu dinh dưỡng.
Công dụng: Đất đen dùng chủ yếu trong cải tạo đất đã bạc màu, bón lót cho cây trồng. Hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều vi sinh vật sẽ giúp việc cải tạo đất trở nên dễ dàng hơn.
Ưu điểm: Là loại đất giàu dinh dưỡng với hàm lượng mùn, đạm và lân cao với tỷ lệ 70/100 rất tốt cho việc trồng cây. Đất đen còn chứa nhiều khoáng chất hữu cơ, độ ẩm trong đất luôn ổn định rất phù hợp cho việc trồng rau sạch.
Nhược điểm: Giá bán của sản phẩm cao, sản lượng khá ít và khó để mua được.
Đất đỏ
Thành phần cấu tạo: Đất đỏ hay còn gọi là đất bazan có tầng hữu cơ kém, chứa nhiều mùn và nhiều axit fulvonic. Có thành phần gồm nhiều chất hữu vô cơ N, S,…, mùn, sét và đặc biệt là có hàm lượng oxit nhôm cao.
Đặc điểm: Đất đỏ có màu đỏ gạch hoặc màu đỏ cam đặc trưng mà chúng ta có thể nhận biết dễ dàng. Đất đỏ phân bố chủ yếu tại khu vực Tây Nguyên và là một nét đặc trưng mà không thể lẫn vào đâu được.
Công dụng: Với chất đất chứa nhiều chất vô cơ, các loại khoáng cần thiết cho cây phát triển nên được sử dụng trong trồng các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm. Một số giống cây phổ biến được trồng trên đất đỏ bazan như tiêu, điều, cà phê, cao su,…
Ưu điểm: Đất đỏ có độ tơi xốp, khả năng thấm nước và thoáng khí tốt nên các loài vi sinh vật có lợi cho sự phát triển cho cây trồng. Nguồn dinh dưỡng vô cơ và các loại oxit kim loại sẽ cung cấp các khoáng chất thiết yếu cho cây trồng phát triển lâu năm.
Nhược điểm: Đất không có độ phì nhiêu do nằm trên mảng kiến tạo cổ xưa. Lượng mưa hằng năm bào mòn hàm lượng chất hữu cơ trong đất làm đất kém dinh dưỡng.

Đất hữu cơ
Thành phần cấu tạo: Đất hữu cơ được pha trộn từ đất sạch 100% cùng với các loại mùn, phân hữu cơ, vỏ trấu, xơ dừa, vi sinh vật có lợi theo một số tỉ lệ nhất định. Đất hữu cơ được phân ra rất nhiều loại, nhiều công dụng và có nhiều mức giá khác nhau.
Đặc điểm: Đất hữu cơ đặc điểm là không chứa chất độc, không có dư lượng thuốc trừ sâu, không có phân hóa học và có mầm bệnh gây hại cho cây. Sản phẩm đất hữu cơ hoàn toàn an toàn và được sử dụng trong trồng rau hữu cơ, rau sạch.
Công dụng: Được dùng trong việc trồng các loại rau hữu cơ tại nhà, bón lót cho các loại cây trồng lâu năm. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng đất hữu cơ để cải tạo đất trồng bị cằn cỗi.
Ưu điểm: Hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất và vi sinh vật có ích trong đất hữu cơ cao. Sử dụng đất hữu cơ an toàn, bảo vệ môi trường và cho lượng rau an toàn, bổ dưỡng.
Nhược điểm: Đất hữu cơ có quá trình phân hủy các chất hữu cơ chậm nên việc cây trồng sẽ không phát triển mạnh. Thời gian trồng cây sẽ tăng lên nhưng chất lượng rau mang lại rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Đất vô cơ
Thành phần cấu tạo: Là sự pha trộn các hợp chất vô cơ và đất sét lại với nhau. Thông thường sẽ dùng đất sét nung, đá nham thạch, xỉ than,….
Đặc điểm: Vì được sản xuất với sự pha trộn các chất vô cơ nên màu đất sẽ có màu đen nâu, màu xám đặc trưng. Hàm lượng dinh dưỡng có trong đất vô cơ sẽ bằng không và chỉ chứa các loại khoáng chất vô cơ.
Công dụng: Dùng trong việc bổ sung các loại khoáng chất vô cơ cho cây trồng.
Ưu điểm: Sử dụng đất vô cơ theo thời gian dài sẽ không phân rã thành bùn, bột đất nên có thể dùng lâu dài cho cây trồng.
Nhược điểm: Không dùng để trồng các loại rau, hoa màu, các loại hoa vì đất vô cơ không chứa mùn và các chất dinh dưỡng cần thiết.
Đất hợp sạch
Thành phần cấu tạo: Về thành phần đất sạch hợp khá giống với đất hữu cơ nhưng có bổ sung thêm lượng phân bón khóa học giúp kích thích cây phát triển mạnh mẽ hơn.
Đặc điểm: Đất sạch hợp được xử lý sạch các mầm bệnh, an toàn cho cây trồng và con người. Đảm bảo dinh dưỡng trong đất giúp cây trồng phát triển, sinh trưởng ổn định.
Công dụng: Cung cấp lượng chất dinh dưỡng, tăng khả năng hấp thụ và trao đổi chất cho cây trồng.
Ưu điểm: Là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn đất hữu cơ. Cây trồng hấp thụ phân khóa học sẽ cho năng xuất và kích thước cây lớn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho người ăn rau.
Nhược điểm: Đất sạch hợp chứa lượng phân hóa học nhất định.
Địa chỉ cung cấp đất trồng cây giá rẻ uy tín TPHCM
Mọi người muốn mua các sản phẩm đất trồng cây với giá bán rẻ, uy tín ngay tại TPHCM. Thì có thể truy cập ngay Vuonrau.com.vn để tìm mua các sản phẩm đất sạch, đất hữu cơ có thương hiệu. Với giá bán rẻ cạnh tranh nhất thị trường, sản phẩm chất lượng đến từ các thương hiệu đất trồng cây nổi tiếng như Lavamix, Namix, Tribat, Sfarm, Alit. Đáp ứng nhu cầu thực tế trồng cây của mọi người, giúp cây trồng đạt năng xuất cao.