Cách trồng dưa lưới trong chậu trên sân thượng cho ra nhiều trái

Cách trồng dưa lưới trong chậu

Dưa lưới là loại trái cây bổ dưỡng vì nó chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Không chỉ vậy, vị dưa cũng rất ngon, đặc biệt là khi ăn lạnh. Tuy nhiên, chi phí cho những quả dưa lưới ngoài chợ không phải là rẻ mà nguồn gốc thì cũng không thể được đảm bảo. Vậy thay vì bỏ túi tiền mua những quả dưa ấy, tại sao bạn không thử cách trồng dưa lưới cực đơn giản sau đây nhỉ? Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng dưa lưới trong chậu trên sân thượng rất dễ làm mà lại cho ra nhiều trái.

Công đoạn chuẩn bị

Chọn tháng thích hợp để trồng

Dưa lưới là giống cây chịu nhiệt và không ưa lạnh. Do đó, bạn không nên trồng dưa lưới vào thời điểm khí trời lạnh, cây sẽ không phát triển tốt mà lại bị nhiều sâu bệnh hơn. Chất lượng đậu quả theo đó cũng kém hơn, trái nhỏ và không được ngọt. Thời điểm tốt nhất để trồng dưa lưới trong chậu đó là:

  • Khi bắt đầu vào tháng 2 đến tháng 3, ta có thể thu hoạch vào cuối tháng 4, tháng 5.
  • Bạn cũng có thể trồng dưa lưới vào tháng 8 hoặc tháng 9 dương lịch, sau đó thu hoạch vào tháng 11, 12.
Cách trồng dưa lưới trong chậu tại nhà cho trái ngọt lịm
Cách trồng dưa lưới trong chậu tại nhà cho trái ngọt lịm

Chuẩn bị hạt giống dưa lưới

Hạt giống dưa lưới khá đa dạng vì loại cây này có nhiều chủng loại. Tuy nhiên, dù chọn giống nào để trồng thì bạn cũng nên chọn hạt F1 thuần chủng. Bởi chúng có tỷ lệ nảy mầm cao và sẽ cho ra quả to, ngọt. Không nên tùy tiện mua các hạt giống lai ghép không có nguồn gốc.

Chuẩn bị đất trồng

Dưa lưới sẽ phát triển tốt nếu được trồng trên nền đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có độ thoát nước tốt. Bạn có thể tự trộn đất với phân trùn quế hay dịch trùn quế kết hợp với xơ dừa.

Nếu muốn nhanh gọn thì bạn có thể đến các cửa hàng bán đồ nông sản và hỏi mua loại đất tribat chuyên dụng.

Chuẩn bị chậu trồng dưa lưới trên sân thượng

Dưa lưới có bộ rế phát triển nhanh và khỏe. Do đó, trồng dưa lưới đòi hỏi không gian chậu phải lớn. Chậu cần phải có lỗ thoát nước để đảm bảo sự thông thoáng cho cây, đồng thời cũng tránh hiện tượng ngập úng.

Cách trồng dưa lưới trong chậu trên sân thượng

Ươm hạt

Không chỉ dưa lưới mà bất cứ hạt của loại cây nào cũng cần ngâm ủ để tăng khả năng nảy mầm. Đầu tiên, bạn ngâm hạt dưa lưới với nước ấm khoảng 50 độ C (tức 2 sôi 3 lạnh) trong vòng 4 – 5 tiếng. Sau khi ngâm xong, bạn vớt hạt ra và tiếp tục ủ trong một mảnh vải âm. Đến khi thấy hạt tách nhẹ thì có thể đem ươm. Nếu như bạn mua hạt giống F1 thì có thể bỏ qua công đoạn này.

Để ươm hạt thì bạn cần đặt hạt vào những bầu ươm, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên và tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm. Bầu ươm nên đặt ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt trời.

Trồng cây non

Sau khoảng 10 – 12 ngày ươm thì dưa lưới sẽ ra 2 lá chính. Đây là lúc bạn đem cây non sang chậu. Khi trồng dưa lưới trong chậu, bạn cần đào 1 lỗ nhỏ ở giữa chậu, sau đó đặt cây con vào, nén đất và tưới lượng nước vừa đủ.

Cách trồng dưa lưới trong chậu tại nhà
Cách trồng dưa lưới trong chậu tại nhà

Kỹ thuật chăm sóc dưa lưới cho ra nhiều trái

Tưới nước

Khi cây đang con nhỏ thì bạn không cần tưới quá nhiều nước. Đến khi cây ra được 3 – 4 lá thì nhớ tưới đều đặn 0,5 lít nước/ 2 lần/ ngày. Nên tưới phun sương để tránh cho cây bị gãy hoặc dập.

Bón phân

Khi cây dưa lưới ra được 3 – 4 lá thì bạn nên bón phân đạm pha loãng với nước để cây nhanh phát triển.

Khi cây đã ra kha khá lá và có nhiều nụ non thì bạn pha hỗn hợp 3 đạm : 1 lân : 2 kali cùng 7 đến 8 lít nước để tưới cho cây. Lưu ý là không nên tưới quá nhiều hay liên tục mà phải cách ngày.

Làm giàn

Cây khi có 5 -6 lá là lúc cần làm giàn để cây có thể leo lên. Hàng rào thường là cọc gỗ hoặc tre nứa. Nếu muốn chắc chắc để sử dụng lâu dài thì bạn có thể dùng giàn sắt.

Làm giàn cho dưa lưới
Làm giàn cho dưa lưới

Thụ phấn

Nếu khu vực sân thượng nhà bạn ít ong bướm thì bạn nên giúp cây thụ phấn nhân tạo để thúc đẩy quá trình ra hoa, tăng tỷ lệ đậu quả.

Thu hái và bảo quản dưa lưới

Sau khoảng 3 tháng chăm sóc, dưa lưới sẽ chín và bạn có thể thu hoạch. Qủa dưa chín có màu trắng ngà, gân lưới hiện rõ và phần cuống xuất hiện những vết nứt. Để dưa ngon ngọt hơn thì bạn nên ngưng tưới nước từ 5 – 7 ngày trước thu hoạch và để dưa 2 -3 ngày trước ăn.

>> Tham khảo cách trồng các loại rau quả leo giàn tại nhà khác:

Bí quyết thụ phấn hoa dưa lưới cho nhiều trái

Cách nhận biết hoa đực, hoa cái

Phân biệt được hoa đực, hoa cái sẽ giúp bạn thụ phấn nhân tạo cho dưa lưới dễ dàng hơn.

  • Hoa đực: mọc từ nách nhánh, mỗi nách thì có nhiều cụm hoa. Dưới cánh hoa đực sẽ không có bầu hoa và hoa đực cũng ngắn hơn hoa cái.
  • Hoa cái: mọc ra từ nách nhánh, mỗi nách chỉ có 1 hoa duy nhất. Dưới cánh hoa cái có bầu hoa và khi được thụ phấn thì sẽ phát triển thành quả.

Thời gian thích hợp để thụ phấn hoa

Để đạt hiệu quả thụ phấn cao thì bạn nên thực hiện vào thời gian 8 – 9 giờ sáng trong ngày. Khi hoa cái có dấu hiệu chuyển vàng, sắp nở thì cần thụ phấn ngay.

Cách thụ phấn hoa đậu quả cao

Đầu tiên, bạn ngắt hoa đực và vặt hết cánh hoa đi chỉ để lại phần nhị vàng. Tiếp theo, dùng phần nhị đó xoay đều quanh hoa cái. Nên dùng 2 – 3 hoa đực cho 1 hoa cái để đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện thụ phấn từ nách lá thứ 9 đến 15 nhé.

Qua bài viết này, Vuonrau.com.vn đã hướng dẫn các bạn cách trồng dưa lưới trong chậu trên sân thượng cho ra nhiều trái. Thật đơn giản đúng không nào?